ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường tăng cao cùng với thực phẩm kém vệ sinh xuất hiện càng nhiều, Tiêu chuẩn ISO 22000 đã trở thành “Chìa khóa vàng” giúp doanh nghiệp nâng cao sự tin cậy từ người tiêu dùng và nâng cao khả năng cạnh tranh trong thị trường F&B. ISO 22000 đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý hệ thống an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng và giảm thiểu rủi ro về vệ sinh an toàn thực phẩm trong toàn chuỗi cung ứng.

Quy trình tư vấn chứng nhận ISO 22000:2018 tại GiaDinh ISO:

Bước 1: Trao đổi thông tin, ký kết Hợp đồng

Mục đích trao đổi giữa tổ chức và khách hàng nhằm nắm rõ các nội dung công việc, cam kết triển khai được thống nhất từ ban đầu. Đảm bảo việc đánh giá chứng nhận đúng theo yêu cầu của Tiêu chuẩn và của khách hàng.

Bước 2: Đánh giá sơ bộ 

– Doanh nghiệp cung cấp các giấy tờ theo yêu cầu của Tổ chức.

– Tổ chức phân công chuyên gia trong lĩnh vực tương ứng đánh giá sơ bộ tình trạng thực tế về hồ sơ cấp chứng chỉ ISO 22000. Sau khi kiểm tra và đánh giá sơ bộ, các chuyên gia đưa ra những vấn đề về hồ sơ tài liệu và thực tế áp dụng ISO 22000 cần bổ sung để thuận lợi cho quá trình đánh giá chính thức.

Bước 3: Đánh giá và ghi nhận thực tế

– Các văn bản tài liệu ISO 22000 sẽ được đánh giá tính phù hợp của hệ thống ISO 22000 với các luật lệ, tiêu chuẩn liên quan được xác định, cụ thể:

+ Xem xét sự phù hợp với các yêu cầu vệ sinh

+ Các tài liệu, hồ sơ khác có liên quan

– Sau khi xem xét, đánh giá chính thức các tài liệu, hồ sơ, chuyên gia đánh giá làm báo cáo đánh giá về các văn bản tài liệu và gửi cho doanh nghiệp 1 bản.

– Doanh nghiệp nhận được bản báo cáo đánh giá về các văn bản tài liệu, có trách nhiệm rà soát và sửa chữa (nếu có).

Bước 4: Cấp chứng nhận ISO 22000

– Doanh nghiệp được cấp chứng nhận ISO 22000 nếu toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa thỏa đáng, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận.

Bước 5: Xây dựng Sổ tay quy trình

Chuyên gia hỗ trợ xây dựng các biểu mẫu quy trình cơ bản về ISO 22000:2018 cho Doanh nghiệp.

Lợi ích của Doanh nghiệp khi hoàn thiện chứng nhận ISO 22000:2018

Chứng nhận ISO 22000 có hiệu lực trong bao lâu?

Hiệu lực của chứng nhận/chứng chỉ ISO 22000 có thời hạn trong 03 năm

Trong thời gian hiệu lực của chứng chỉ, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ để đảm bảo hệ thống quản lý tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn chứng nhận và luôn duy trì hiệu lực.

Trong thời gian giấy chứng nhận còn hiệu lực, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các đánh giá nội bộ để đảm bảo rằng hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm của họ tiếp tục đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000.

Sau khi hết thời hạn, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện lại quá trình đánh giá và cấp giấy chứng nhận mới nếu muốn tiếp tục duy trì chứng nhận của mình.

Tuy nhiên, trong quá trình lưu hành chứng nhận ISO 22000, doanh nghiệp phải luôn tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn và thực hiện các hoạt động cải tiến liên tục nhằm đảm bảo rằng cơ sở luôn đáp ứng được các yêu cầu cao nhất về an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm.

Chứng nhận ISO 22000 có thể thay thế giấy chứng nhận cơ sở đủ điểu kiện ATTP không? 

“Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, Các doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận ISO 22000 sẽ không thuộc diện phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”.

Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ban hành 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm có quy định:

“Các doanh nghiệp đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 sẽ không thuộc diện phải xin cấp Giấy cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”.

Doanh nghiệp nào cần áp dụng và chứng nhận ISO 22000:2018?

Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung cấp thực phẩm không phân biệt quy mô, bao gồm:

  • Doanh nghiệp chế biến Lương thực, rau, củ, quả, thịt, trứng, sữa, thủy hải sản.
  • Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ uống: Nước ngọt, nước tinh khiết, rượu, bia, cà phê, chè
  • Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị.
  • Sản xuất và chế biến thức ăn gia súc.
  • Doanh nghiệp sản xuất, chế biến thức ăn sẵn, nhà hàng.
  • Hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ.
  • Doanh nghiệp sản xuất vật liệu, bao bì đóng gói, tiếp xúc trực tiếp thực phẩm.

GIADINH ISO – đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn, hướng dẫn áp dụng, đăng kí chứng nhận ISO 22000:2018

Liên hệ ngay để được tư vấn hỗ trợ:

GIADINH ISO – CHU ĐÁO TIN CẬY

Văn phòng: 140 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh

Hotline: 0909 256 069 (Sale Manager)

THÔNG TIN KHÁCH HÀNG